Contributors / December 2016 (Issue 34)


Taste of Water

by Nhã Thuyên

 
 
 
dedicated to dead fish everywhere
 
 
the water of this river blends with a sea current, salt, like you, bitter salt fresh, chàng’s voice does not disguise the tender note of regret, i have been drowning my face in a saline sweeping world diffused through tongue, waiting for the ferry that takes us to the other side, returning a pair of temporarily lost humans to the city, your face opens into a vagina, the voice gently cascades from a spell of somniloquy next to each other some time ago, we need a few adjectives to hold on to the taste of water here, otherwise we will forget, how, would you like to be closer to sea, or closer to river, my father says, start with rivers, they are pure, familiar, safe, fresh water waves that are benign, banal, empty, but when we speak of a fresh water region, how fresh is it, i interrupt, but only the sea would be adequate for the life of dreams, salt water waves that are fervent, wild, thrilled, noisy, father continues, living in our waters, there is no other way but be buoyant, several thousand kilometers of coastline, what else to do, i say to chàng, i have not yet known what it is like to truly be buoyant, i cannot swim, do relish in the taste of water, make peace with water, do not fight, let go simply, chàng says, you will see the taste of water not condensed at the tip of the tongue but drifting and soused in salt and over months and years eating a corner of our heart out, i waver, burst out laughing, i am sick of metaphors, what condenses, what outpours, what is soused in salt, what eats out, what is heart, often-mouthed non-scientific metaphors, i am currently more interested in adjectives, yup, in vietnamese, i can say the adjectives, in plural, no one scrutinizes me on the rigor of grammar, and yet i am not sure the adjectives is a noun phrase wholly grammatically accurate, this phrase must require an accompanying adjective, the adjectives what, i complain to myself about the chaotic trouble of language, i do not like to use adjectives to denominate river or sea, but adjective itself is a noun, the state of being adjective concerns me more, it sounds pitiful, the state, fate, condition, laughter from the throat springs up out of nowhere, i see chàng’s face is soaked, would be more miraculous if your face opens into vagina, right, but i am desperate in the act of learning how to swim, i say, as water, must it be either salt or fresh, the adjectives become the fate of water, or the other way round, water is the fate of those adjectives, what is the state, fate, condition, what makes water water is separate from what gets attached to water, what is rueful what is rapt, what is it, i ask, the body of water, rueful or rapt, the adjectives, the state of being adjective, when do i cease to be saline in your tongue, i ask in a dream, chàng ceases to surf on my dripping wet face, my tongue is burning, it is just that sometimes i need river sometimes i need sea, why is it essential to denominate river or sea, i am confounded in chàng’s language, i am making an effort to identify the state of being confounded, am i closer to sea or river, where was i in those waves, and the taste of me, in chàng’s tongue, river or sea, when is it river, when is it sea, when is river only river and sea only sea, when, do i, or river, or sea, these water bodies, cease to embody the fate, state, condition of adjective, fresh, salt, being buoyant, spilling, doused, sweeping, pure, banal, thrilled, persistent, aggressive, being aggressively buoyant, when is it only rueful and rapt, is it true, living in our waters, my waters, there is no other way but to be buoyant, several thousand kilometers of coastline, what else to do, i say to chàng, i have not yet known what it is like to truly be buoyant, i and chàng, have we truly been buoyant, a dwarfish ferry ride connecting the streets and an island too small to infinitely lose oneself in, streets again soon, worry again then forget, how to possibly forget, but being infinitely buoyant to what ends, laughter from the throat springs up out of nowhere, to simply be buoyant, to relish in the taste of water here and elsewhere, to make peace, to stop resisting, so that no endings occur, so that i know whether water is salt or fresh, or bitter salt fresh, is my body salt or fresh, or ultimately tasteless, i make a slip of the tongue, tasteless, and abruptly staggered and grieving, tasteless, is the most desperate state, condition, fate of water, is closure, is a non-adjective adjective, a bastard adjective, an orphaned adjective, a self-drowning adjective, a dead adjective buoyant in oblivion, i do not cease from astonishment, i am confounded like a fateless adjective, then, does chàng necessarily have to select an adjective closer to sea or closer to river, that bitter salt fresh taste is it the fate of river or sea?
 
~5/5/2016, translated from the Vietnamese by Quyên Nguyễn

Translator's note:

Chàng /ṯɕaːŋ˨˩/
1. pron. second-person (“you”) or third-person (“he”), used by female to address male, literary
2. n. chisel
3. n. flying frog


vị nước
 
 
tặng cá chết ở mọi nơi
 
 
nước sông này lẫn với nguồn nước biển, mặn, như em, ngọt ngào mặn chát, giọng chàng không giấu nỗi tiếc nuối trìu mến, tôi đã đang đầm mặt mình xuống một thế giới mặn mòi mênh mông thấm ngập lưỡi, chờ chuyến phà đưa chúng tôi cùng sang bờ bên kia, trả lại phố một cặp người lạc tạm thời, mặt em mở ra một cái âm hộ, tiếng nói dịu dàng đổ xuống từ một cơn ngủ mớ bên nhau lúc nào đó, mình cần một số tính từ để giữ lại vị nước nơi này, kẻo rồi ta sẽ quên, như thế nào, người muốn gần biển hơn, hay gần sông hơn, cha tôi nói, hãy bắt đầu từ những con sông, chúng thuần, thân thuộc, an toàn, những con sóng nước ngọt hiền lành, buồn tẻ, vắng lặng, nhưng khi ta nói về một vùng nước ngọt, nó sẽ ngọt cỡ nào, tôi cắt lời, nhưng biển mới đủ cho cuộc sống của những giấc mơ, những con sóng nước mặn tha thiết, hoang dã, phấn khích, ồn ào, cha tiếp, sống nước mình, không có cách gì khác hơn là bềnh bồng, mấy ngàn kilomet bờ biển, còn biết làm gì khác, tôi nói với chàng, tôi chưa từng biết thế nào là thực sự bềnh bồng, tôi không thể bơi, hãy nếm thật lâu vị nước, làm hoà với nước, đừng chống lại, thả trôi mình thế thôi, chàng nói, em sẽ thấy vị của nước không đọng nơi đầu lưỡi mà chảy dạt và ướp mặn và theo tháng năm sẽ ăn ruỗng một góc tim ta, tôi cự nự, bật cười, tôi đã chán ốm những ẩn dụ, cái gì đọng lại, cái gì chảy tuôn, cái gì ướp mặn, cái gì ăn ruỗng, cái gì là tim, những ẩn dụ quen miệng phi khoa học, tôi đang quan tâm hơn tới những tính từ, ừ, trong tiếng việt, tôi có thể nói những tính từ, số nhiều, không ai bắt bẻ tôi về sự nghiêm ngặt của ngữ pháp, tuy vậy tôi không dám chắc những tính từ là một cụm danh từ hoàn toàn đầy đủ về mặt ngữ pháp, cụm từ này hẳn đòi hỏi một tính từ kèm theo, những tính từ thế nào cơ, tôi tự phàn nàn những mắc mớ lộn xộn của ngôn ngữ, tôi không thích dùng tính từ để gọi tên sông hay biển, nhưng bản thân tính từ là một danh từ rồi, tình trạng của việc là tính từ làm tôi ưu tư hơn, nghe có vẻ tội nghiệp, tình trạng, thân phận, điều kiện, tiếng cười từ cuống họng đâu đó nhảy ra, tôi thấy mặt chàng đẫm nước, sẽ kì diệu hơn nếu mặt người mở ra một cái âm hộ, phải không, nhưng tôi tuyệt vọng trong việc học bơi, tôi nói, là nước, thì có nhất định phải mặn hay ngọt, những tính từ trở thành thân phận của nước, hay ngược lại, nước là thân phận của những tính từ đó, cái gì là tình trạng, thân phận, điều kiện, cái gì chỉ là nước nằm ngoài những gì phải gắn với nước, cái gì đau cái gì vui, điều gì cơ, tôi hỏi, cơ thể của nước, đau hay vui, những tính từ, tình trạng của việc là tính từ, khi nào thì tôi thôi mặn mòi trong lưỡi người, tôi hỏi trong một giấc mơ, chàng thôi lướt trên mặt tôi ướt đẫm, lưỡi anh đau rát, chỉ là lúc anh cần sông khi anh cần biển, tại sao cứ nhất định phải gọi tên sông hay biển, tôi ngơ ngác trong ngôn ngữ chàng, tôi đang nỗ lực nhận dạng tình trạng của ngơ ngác, tôi gần biển hơn hay sông hơn, tôi đã ở đâu trong những con sóng đó, và vị của tôi, trong lưỡi chàng, sông hay biển, khi nào là sông, khi nào là biển, khi nào thì sông chỉ là sông và biển chỉ là biển mà thôi, khi nào, thì tôi, hay sông, hay biển, những cơ thể nước này, thôi mang thân phận, tình trạng, điều kiện của tính từ, ngọt, mặn, bồng bềnh, tràn lan, đẫm ướt, mênh mông, thuần lành, buồn tẻ, phấn khích, tha thiết, dữ dội, bồng dềnh dữ dội, khi nào chỉ đau và vui, có thật thế, sống nước mình, nước tôi, không có cách gì khác hơn là bềnh bồng, mấy ngàn kilomet bờ biển, còn biết làm gì khác, tôi nói với chàng, tôi chưa từng biết thế nào là thực sự bềnh bồng, tôi và chàng, đã bao giờ thực sự bềnh bồng, một chuyến phà ngắn choằn nối phố xá và một hòn đảo nhỏ không đủ để mình lạc lối vào vô tận, lại phố xá nhanh thôi, lại lo âu rồi sẽ quên, quên thế nào cho nổi, nhưng bềnh bồng vô tận làm gì, tiếng cười đâu đó trong cuống họng nhảy ra, để bềnh bồng thôi, để mặn mòi vị nước ở đây và ở những nơi kia, để làm hoà, để thôi kháng cự, để không có kết thúc nào xảy ra, để tôi biết nước mặn hay ngọt, hay ngọt ngào mặn chát, cơ thể mình mặn hay ngọt, hay rút cuộc là vô vị, tôi buột miệng, vô vị, và đột ngột bàng hoàng đau khổ, vô vị, là tình trạng, điều kiện, thân phận tuyệt vọng nhất của nước, là kết thúc, là một tính từ không tính từ, một tính từ con rơi, một tính từ mồ côi, một tính từ tự trầm mình, một tính từ chết nổi trong quên lãng, tôi không ngớt bàng hoàng, tôi ngơ ngác như một tính từ không thân phận, rồi, chàng có nhất định phải chọn một tính từ gần biển hơn hay gần sông, vị ngọt ngào mặn chát đó là thân phận của sông hay biển?

~5/5/2016


/// Source ///
 
 Nhã Thuyên writes, translates, edits books and sometimes organises literary events with friends. She has authored several books of poetry, short fiction and some tiny books for children. With Kaitlin Rees, she co-edits Ajar Press, a bilingual literary and art journal-press, an online and printed space for poetic exchange and together they co-organised A-Festival, the inaugural mini poetry festival in Hanoi in August 2016. Her most recent poetry book words breathe, creatures of elsewhere (từ thở, những người lạ) was published in Vietnamese (Nha Nam Press) and in English translation by Kaitlin Rees (Vagabond Press). (Portrait credit: Đinh Trường Chinh)
 
Website © Cha: An Asian Literary Journal 2007-2018
ISSN 1999-5032
All poems, stories and other contributions copyright to their respective authors unless otherwise noted.